Như ICTnews đã đưa tin, ngày 1/7/2016, Cục Báo chí (Bộ TT&TT) đã có Công văn 779 gửi các cơ quan báo chí về việc tăng cường quản lý nội dung thông tin trên trang fanpage Facebook. Công văn nêu rõ, để đảm bảo hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên các trang fanpage của cơ quan báo chí tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Cục Báo chí yêu cầu các cơ quan báo chí chủ động rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức của cơ quan mình, không để các đối tượng xấu lợi dụng bình luận, tuyên truyền xuyên tạc, gây dư luận xấu.
Đồng thời, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí và các cá nhân được giao trực tiếp quản trị, điều hành fanpage, thực hiện yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, quản lý chặt chẽ nội dung, tuân thủ nghiêm các quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ TT&TT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội và các quy định khác của pháp luật.
Cục Báo chí cũng cho biết, thời gian tới, các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp cung cấp nội dung vi phạm trên môi trường mạng.
Tuy nhiên ngay sau khi được ban hành, dư luận đã có nhiều ý kiến về công văn này, thậm chí có nhiều người còn cho rằng công văn của Bộ TT&TT gây cản trở tự do ngôn luận của người dân trên các diễn đàn mạng xã hội.
Trao đổi với báo chí vào chiều qua (ngày 6/7/2016), Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc nhấn mạnh: “Ý kiến cho rằng công văn của Bộ TT&TT gửi các cơ quan báo chí gây cản trở tự do ngôn luận là một cách hiểu không đúng, suy diễn. Bởi lẽ, bất cứ quốc gia nào cũng có quy định pháp lý để bảo vệ những cá nhân tham gia môi trường mạng. Bảo vệ ở đây là tạo điều kiện cho các cá nhân tự do ngôn luận, và nước ta cũng như vậy. Người dùng mạng xã hội có thể phát ngôn nhiều thứ nhưng anh không được xúc phạm cá nhân, tổ chức khác. Công văn này là để khuyến nghị tới các cơ quan báo chí bảo vệ chính những người dùng các trang mạng xã hội và các tổ chức, không phải cản trở tự do ngôn luận”.
" alt=""/>Fanpage cơ quan báo chí trên Facebook: Quản lý nhưng không cản trở tự do ngôn luậnDù còn nhiều ý kiến khen, chê xung quanh triển lãm ô tô quốc tế Việt Nam (VIMS) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận, VIMS, với sự hội tụ của những thương hiệu xe sang đã thành công, tạo được dấu ấn riêng cho sân chơi mới đẳng cấp này.
Với tiêu chí mang đến sân chơi toàn diện, hấp dẫn và đẳng cấp ngay tại thị trường Hà Nội, VIMS 2015 đã thành công trong việc hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng ưa chuộng các dòng xe nhập khẩu. Đồng thời, người tiêu dùng trẻ và công chúng đam mê xe tại thị trường Hà Nội còn có cơ hội tiếp cận những mẫu xe mới và phù hợp với nhu cầu. Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, VIMS 2015 cho thấy sức hút rất lớn của các dòng xe nhập khẩu đối với người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội, trở thành sự kiện hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp ô tô.
Mặc dù về quy mô, VIMS chỉ trưng bày vỏn vẹn 50 mẫu xe của 9 thương hiệu xe nhập khẩu, bao gồm: Audi, BMW, Jaguar, Land Rover, Luxgen, MINI, Porsche, Renault và BAIC nhưng triển lãm này đã thu hút lượng khách vượt qua đáng kể con số 50.000 lượt khách như dự định ban đầu của những nhà tổ chức.
Theo thống kê, dù vé vào cổng được bán ra với mức giá 50.000 đồng nhưng triển lãm này vẫn thu hút hơn 70.000 lượt khách tham quan trong 5 ngày diễn ra triển lãm, từ 9 – 13/10, dù ngày 10/10, triển lãm này mới mở cửa đón khách tham dự triển lãm.
Điều đáng nói, đã có tới gần 200 hợp đồng mua xe được ký kết sau khi triển lãm kết thúc.
" alt=""/>Triển lãm xe VIMS 2015 kết thúc, 200 xe sang đã có chủ